Chiều 29/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP HCM, PGS Huỳnh Thành Đạt cho rằng, môi trường học đường và ký túc xá sinh viên rất dễ lây lan dịch bệnh do tập trung đông người. "Sinh phiên dịch viên đến từ nhiều địa phương khác nhau nên việc kiểm soát dịch bệnh rất phức tạp", ông Đạt nói.
TP HCM hiện có hơn 600.000 sinh viên cao đẳng, đại học và hơn 1,7 triệu học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học đến THPT. Riêng khối Đại học Quốc gia TP HCM có hơn 70.000 sinh viên, trong đó 50 người Trung Quốc và hơn 1.000 người Hàn Quốc. Đại học Quốc gia TP HCM đang có một khu ký túc xá với 40.000 chỗ ở tại quận Thủ Đức. "Trường sẵn sàng phối hợp nếu thành phố muốn trưng dụng cơ sở vật chất phục vụ phòng chống dịch khi tình hình diễn biến phức tạp", ông Đạt nói.
Ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh:
Mạnh Tùng.
Đáp lời ông Đạt, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, việc cho học sinh được nghỉ học hết tháng 3 luôn là quan điểm của lãnh đạo thành phố. Nhưng trước động thái Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố các khung thời gian kết thúc năm học, thi THPT quốc gia, thành phố phải tính toán lại để kịp chương trình. Đây là lý do sáng nay thành phố quyết định cho học sinh
lớp 12 chỉ nghỉ đến hết ngày 8/3
.
"Muốn cho lớp 12 nghỉ hết tháng 3 cũng không có thời gian để học bù nữa. Muốn nghỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lùi thời gian thi THPT quốc gia", ông Phong nói và cho hay sẽ làm việc với Đảng uỷ khối Đại học cao đẳng TP HCM để thống nhất phương án cho sinh viên nghỉ hết tháng 3 như đề xuất của PGS Huỳnh Thành Đạt.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm; học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học từ 2/3. Kế hoạch dạy học phải đảm bảo thời gian kết thúc năm học trước ngày 30/6.
Đến sáng nay TP HCM cho học sinh lớp 12 (kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) nghỉ học đến hết ngày 8/3; học sinh mầm non và phổ thông từ lớp 1-11, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, kỹ năng sống nghỉ hết ngày 15/3. Học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp nghỉ hết tháng 3.
Sarr (áo vàng) mở tỷ số bằng cú dứt điểm cận thành. Ảnh:
REX.
Trước chuyến hành quân tới sân Vicarage Road, nhiều tín hiệu báo động được gửi tới Liverpool. Họ thua Atletico 0-1 ở lượt đi vòng 1/8 Champions League, và phải nhờ may mắn trợ giúp để thắng ngược West Ham. Jurgen Klopp cẩn trọng, tung đội hình mạnh nhất, dù phải làm khách của Chelsea ở vòng năm Cup FA bốn ngày nữa. Dẫu vậy, đội giữ đỉnh bảng Ngoại hạng Anh chơi lép vế và chỉ có một cú sút trúng đích suốt 90 phút.
Trái với Liverpool, Watford đang nỗ lực cóp nhặt từng điểm để đua trụ hạng. Thầy trò Nigel Pearson từng thua "The Kop" 0-2 ở giai đoạn một, không thắng trong sáu trận gần nhất trên mọi đấu trường. Nhưng trước Liverpool đang gặp vấn đề về phong độ, quyết tâm của đội chủ nhà giúp họ có chiến thắng vang dội, đồng thời chấm dứt giấc mộng trở thành CLB thứ hai bất bại cả mùa khi vô địch Ngoại hạng Anh, sau Arsenal năm 2004.
Deeney khép lại ngày buồn của Liverpool khi tận dụng triệt để sai lầm của Alexander-Arnold. Ảnh:
PA.
Cơn ác mộng mở ra với Liverpool ở giữa hiệp hai, chỉ một phút sau khi đội khách có cú sút trúng đích duy nhất trong 90 phút. Virgil Van Dijk chọc khe vào nách trái cho Andrew Robertson băng lên sút chìm từ góc hẹp, nhưng thủ thành Ben Foster kịp đẩy ra. Ở pha triển khai bóng ngay sau đó của "Ong bắp cày", hàng thủ đội khách lơi lỏng. Ba cầu thủ áo đỏ đứng im nhin Abdoulaye Doucoure chạy ra sau, đón tình huống bóng nẩy qua đầu Dejan Lovren, trước khi chuyền ngang để Ismaila Sarr đệm bóng cận thành.
Sáu phút sau, hàng thủ Liverpool lại thiếu tập trung. Họ không quan sát Sarr và dâng lên quá cao khi bóng được tranh chấp ở biên. Đường chọc khe xoáy của Troy Deeney đặt Sarr vào khoảng trống mênh mông để phát huy lợi thế tốc độ, trước khi tiền đạo người Senegal hoàn tất cú đúp bằng cú lốp bóng qua đầu Alisson Becker.
Jurgen Kloop vội vã tăng cường hàng công bằng cách đưa vào sân thêm tiền đạo Divock Origi và một cầu thủ chuyền bóng tốt là Adam Lallana. Một phút sau khi vào sân, Lallana vuốt bóng dội cột dọc khung thành Watford. Nhưng khi số CĐV ít ỏi của đội khách chưa hết tiếc thì Trent Alexander-Arnold mắc sai lầm. Nguồn cảm hứng chính trong mùa 2019-2020 của "The Kop" chuyền về bất cẩn để Sarr cướp được, rồi chuyền ngược trở lại cho Deeney. Cú đặt lòng của tiền đạo 31 tuổi vừa đủ qua tầm cản phá của Alisson, rồi bay vào lưới.
Nỗi thất vọng của cầu thủ Liverpool (áo đỏ). Ảnh:
AP.
Trận đấu tối 29/2 là lần hiếm hoi Liverpool nhập cuộc yếm thế so với đối thủ. Trong khoảng 15 phút đầu, ba lần khung thành của Alisson bị uy hiểp bởi những nỗ lực từ Gerard Deulofeu. Cựu cầu thủ Barca liên tục xuyên thủng cánh phải đội khách bằng tốc độ và những pha đi bóng lắt léo. Dù vậy, số 7 Watford không may chấn thương giữa hiệp một và phải rời sân sớm.
Có đủ bộ ba Fimirno, Salah, Mane trên hàng công nhưng phải tới phút 20, Liverpool mới có cú dứt điểm đầu tiên, sau đường bấm bóng của Alex Oxlade-Chamberlain và nỗ lực xoay người của Salah. Tuy nhiên, đó cũng là lần uy hiếp duy nhất của "The Kop" trong hiệp một. Họ thiếu tốc độ và quyết tâm trước hàng thủ nhiều lớp, được tổ chức tốt của Watford.
Phương án hiệu quả nhất giúp Liverpool phá những hàng thủ kiên cố mùa này - đánh biên - không phát huy tác dụng khi bộ đôi tiền vệ trụ Etienne Capoue và Will Hughes liên tục dạt sang hai cánh. Riêng Capoue và hậu vệ trái đá cùng cánh Adam Masina chín lần nỗ lực tắc bóng để ngăn những pha tạt bóng của Alexander-Arnold. Hệ quả, cả hai hậu vệ biên Liverpool không một lần có đường chuyền cho đồng đội dứt điểm.
Deeney, Doucoure và Sarr - ba nhân vật chính giúp Watford thắng Liverpool. Ảnh:
AFP.
Liverpool không phải đội giỏi chuyển lợi thế cầm bóng thành cơ hội ghi bàn, và Watford mô phỏng lại những gì Man Utd đã làm trước Liverpool, trong lần mất điểm duy nhất của chủ sân Anfield trước vòng 28. Tại Vicarage Road, đội bóng áo đỏ cầm bóng 71%, nhưng hầu hết là những đường chuyền qua lại ở giữa sân và không tạo ra được nguy hiểm.
Trong vòng 10 ngày, Liverpool hai lần bị hạ bởi những đội chơi phòng ngự và biết tận dụng những pha dàn xếp để ghi bàn. Klopp cần sớm phải giải quyết vấn đề này, nếu ông muốn bảo vệ thành công danh hiệu Champions League.
Theo
TTXVN
, Cơ quan Quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã gửi thông tin bệnh nhân này đến Bộ Y tế Việt Nam,
Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, các cơ quan và địa phương liên quan đề nghị tạo mọi điều kiện thuận lợi và tích cực điều trị cho công dân Việt Nam bị nhiễm bệnh.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm qua cho biết chính phủ nước này đang nỗ lực đối phó, khoanh vùng dịch Covid-19 và sẽ "
hỗ trợ y tế miễn phí
theo tiêu chuẩn WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.
Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV tại bệnh viện Daenam ở huyện Cheongdo, gần thành phố Daegu, Hàn Quốc, hôm 21/2. Ảnh:
AFP.
Hàn Quốc hiện là ổ dịch lớn thứ hai thế giới, với hơn 3.000 ca nhiễm và 17 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu ở thành phố Daegu và quận Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang gần đó.
Khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Bắc Gyeongsang là 18.502 người, trong đó có phiên dịch 333 người tại quận Cheongdo.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao ngày 21/2 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn từ cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong.
Chung Vũ Thanh Uyên
sinh năm 1976, là gương mặt quen thuộc của sàn diễn thập niên 1990. Cô từng đoạt giải Á hậu cuộc thi
Hoa hậu Áo dài
năm 1995 (Đàm Lưu Ly đăng quang). Sau đó, cô cùng Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi, Minh Anh thành lập tứ ca
Ngẫu nhiên
- nhóm nhạc do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt tên. Đầu thập niên 2000, cô rút khỏi làng giải trí, đi du học ngành tài chính - ngân hàng và lập nghiệp ở Hong Kong (Trung Quốc), Singapore. Năm 2019, cô về nước, sống cùng chồng - một doanh nhân Singapore - tại TP HCM.
- Cuộc sống của chị ra sao sau một năm về nước?
Sắc vóc tuổi 44 của Á hậu Thanh Uyên. Ảnh:
Mina Chung.
- Tôi về nước sống vì chồng chuyển công tác sang Việt Nam. Ngày đầu, tôi lấy xe máy chạy một vòng thăm lại Sài Gòn. 18 năm rời quê nhà, khi trở về, tôi bỡ ngỡ trước nhiều thay đổi. Sáu tháng đầu, tôi khá hụt hẫng vì đột ngột bỏ công việc ngân hàng đang phát triển ở Singapore. Nhưng nhìn chung, tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại: được ăn món Việt mỗi ngày, ở cạnh người chồng gắn bó suốt hơn 20 năm, cha mẹ vẫn khỏe mạnh. Tôi không mưu cầu gì hơn thế.
- Vợ chồng chị đồng hành thế nào hơn 20 năm qua?
- Trước khi gặp anh, tôi trải qua vài mối tình không thành, từng giam mình trong phòng vì những mộng mơ tan vỡ của tuổi trẻ. Chúng tôi quen nhau năm 1996, khi đó tôi hoạt động trong làng giải trí. Anh hơn tôi 15 tuổi. Lúc mới gặp, anh hỗ trợ tôi học tiếng Anh vì ngoại ngữ của tôi còn bập bõm. Hai năm sau, chúng tôi thành đôi rồi làm giấy đăng ký kết hôn ở Singapore. Có thời gian, tôi yêu xa khoảng 10 năm, vì tôi học ở Mỹ còn chồng làm việc tại Hong Kong.
Anh luôn giúp tôi học hỏi mỗi ngày. Với nhiều cặp vợ chồng khác, những câu chuyện hàng ngày họ trao đổi thường là nuôi dạy con cái. Chúng tôi không sinh con nên chủ đề trò chuyện đa phần về công việc. Anh tư vấn cho tôi những kiến thức còn yếu trong các dự án tài chính, quản lý nhân viên... Chúng tôi tranh luận theo kiểu "agree to disagree", tức chấp nhận khác biệt của đôi bên. Hôn nhân chúng tôi bền vững nhờ cách cả hai học tập từ chính bạn đời. Anh đóng góp đến 50% thành công trong sự nghiệp của tôi.
Vợ chồng Thanh Uyên đam mê các môn thể thao phối hợp. Ảnh:
Mina Chung.
- Vì sao anh chị không sinh con?
- Chúng tôi đồng thuận điều này từ khi cưới nhau. Lý do có thể là tôi không cảm nhận được bản thân có nhu cầu làm mẹ. Ngoài ra, tôi sinh ra trong một gia đình khó khăn, đông con, từng chứng kiến cha mẹ chật vật mưu sinh. Tôi tự nhủ nếu sau này thành đạt sẽ lo phiên dịch lại cho đấng sinh thành thay vì dốc sức nuôi dạy con, lặp lại bước đường của cha mẹ. Chồng tôi đồng tình và bảo sau này nếu cần sẽ xin con nuôi. Thỉnh thoảng, anh nói vui: "Nếu không sinh con, vợ chồng mình không cần phải làm thêm 18 năm để nuôi con".
- Vì sao thuở trước chị rời khỏi ngành giải trí?
- Tôi đi du học theo tâm nguyện của gia đình. Bố mẹ tôi dang dở giấc mơ học hành nên luôn dặn con cái phải tốt nghiệp đại học. Tôi mang theo một mơ ước đơn giản: giúp gia đình kiếm thật nhiều tiền. Sau thời gian học lập trình viên ở Mỹ, tôi chọn chuyển sang ngành tài chính ở Hong Kong, làm cho một ngân hàng toàn cầu của Mỹ. Làm ở đó sáu năm, tôi tiếp tục qua Singapore, cũng theo ngành quản lý tài chính.
Thanh Uyên (phải, hàng giữa) bên các thành viên nhóm Ngẫu nhiên: Trịnh Kim Chi (trái, hàng giữa), Trương Ngọc Ánh (phải, hàng dưới), Hà Kiều Anh (trái, hàng dưới), Minh Anh (hàng trên). Ảnh:
Mina Chung.
- Nhìn những đồng nghiệp một thời như Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi... thành công trong nghệ thuật, chị thấy sao?
- Trong đời, ai cũng từng đứng trước ngã ba đường buộc phải lựa chọn. Nhiều lúc nhìn lại, tôi tự hỏi, nếu không rời tứ ca Ngẫu nhiên, cuộc đời mình sẽ ra sao. Thỉnh thoảng, tôi vẫn so sánh bản thân với Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi... Rồi tôi nhận ra, hướng đi hiện tại vẫn phù hợp với đam mê của mình nhất. Tôi chưa bao giờ nghĩ làm nghệ thuật là một điều gì đó lâu dài, chỉ là sở thích tạm thời. Lúc đó, gia đình còn chật vật, tôi đi diễn chủ yếu để giúp bố mẹ. Ngay cả chuyện rời khỏi nhóm hát, tôi cũng đã dự định từ đầu. Quan trọng hơn, tôi nghĩ mình không có năng khiếu nghệ thuật, mọi thứ chỉ là duyên số đưa đẩy. Tôi nhớ có lần, quay MV, khi camera lấy cận mặt tôi, đạo diễn phải tăng thêm hiệu ứng hậu kỳ để tạo cảm xúc hơn vì diễn xuất của tôi khá "đơ".
Sau khi tôi đi, Ngô Thanh Vân vào thay, nhóm cũng đi hát một thời gian mới tan rã. Tôi mừng vì giờ ai cũng thành đạt, viên mãn. Tôi vẫn giữ liên lạc với các thành viên cũ. Ở Singapore, tôi và cựu người mẫu
Minh Anh
giữ tình bạn thân suốt chục năm qua.
- Chị còn dự định gì ấp ủ trong tương lai?
- Gần đây, tôi làm đại sứ cho một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, chuyên tư vấn kiến thức quản lý tài chính cho phái nữ theo kế hoạch dài hạn: 5 năm, 10 năm... Ở tuổi ngoài 40, tôi muốn tận dụng điều đã học vào những dự án mang tính cộng đồng.
Tôi còn có tình yêu lớn với vật nuôi. Ở nhà, vợ chồng tôi nuôi một chú chó, cưng như con mình vậy. Thời gian rảnh, tôi và một số tình nguyện viên ở Việt Nam đi cứu chó, mèo bị bạo hành. Nghe thú nuôi nào sắp bị bỏ rơi, chúng tôi tìm đến, thương lượng với chủ nhà, sau đó kiếm người nuôi dưỡng. Về lâu dài, tôi muốn lập một hội, nhóm chuyên giải cứu vật nuôi.
Thành phố Suwon quê hương ông cách tâm dịch Deagu gần hai giờ tàu tốc hành. Căn hộ và nhà hàng của Kim đều nằm trong khu đô thị Mễ Trì, Nam Từ Liêm - quận có gần 9.300 người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống. Phố Đỗ Đình Thiện và Trần Văn Lai song song nhau dài khoảng một km, còn được gọi là "phố Hàn Quốc" khi có đến hơn 30 nhà hàng, quán cà phê phong cách xứ kim chi.
Gia đình bốn người gồm vợ chồng Kim và hai con hủy các chuyến thăm bạn bè cuối tuần. Người đàn ông 50 tuổi hạn chế tham gia các hoạt động hội nhóm đồng hương. Kim đã ở Việt Nam bốn năm và hai năm qua chưa từng về Hàn Quốc. Khi nghe tin quê nhà bùng nổ dịch bệnh với tốc độ chóng mặt, Kim gọi điện cho người thân, bạn bè mỗi ngày để hỏi thăm tin tức. May mắn là trong số họ chưa ai dính nCoV.
Ở bên này, Kim cũng tự trang bị cho gia đình khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay ngay mỗi lúc về nhà. Chung cư ông đang sống để sẵn chai dung dịch, nhắc nhở cư dân sát khuẩn trước khi lên căn hộ. Trong thang máy, bảng nút ấn các tầng được dán màng bọc, chi chít tờ thông báo bằng tiếng Hàn lẫn tiếng Anh. Mỗi lần bước vào thang máy, Kim đọc được sự nghi ngại qua ánh mắt của những người đi chung. Ông kéo cao khẩu trang, nhanh chóng rời đi khi thang mở ra. "Đó là những điều ngoài mong muốn", ông nói.
Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh:
Ngọc Thành.
Cách ông chủ Kim gần 3 km, ông Nguyễn Quang Khánh, thành viên ban quản lý một chung cư cao cấp ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng tất bật với "chiến dịch" phòng chống Covid – 19 cho hàng nghìn cư dân. Chung cư nằm trên đường Hoàng Đạo Thúy gồm ba tòa nhà có gần 100 người Hàn Quốc, Nhật Bản đang lưu trú. Phần lớn họ là nhân viên ngoại giao, chủ nhà hàng và quản lý cao cấp của doanh nghiệp.
Một tuần nay, công việc đầu tiên mỗi ngày của ông Khánh là nộp tập phiếu điều tra phục vụ phòng chống dịch cho cảnh sát khu vực phường Trung Hòa. Phiếu được in bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung, gồm những thông tin cơ bản như địa chỉ tạm trú, số điện thoại, quốc tịch, hộ chiếu, đến từ địa phương nào, ngày gần nhất nhập cảnh vào Việt Nam, đã được cư dân ngoại quốc điền đầy đủ thông tin. Công an phường giữ bản photo và ban quản trị tòa nhà giữ bản gốc.
Đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán
, việc điều tra thông tin được ghi chép bằng tay bởi tòa nhà chỉ có hơn chục khách Trung Quốc. Ông Khánh cùng bảo vệ, lễ tân đi gõ cửa từng căn hộ có người Trung Quốc để hỏi về lịch trình di chuyển. 5 khách đi từ vùng dịch đã thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày. Họ không ra khỏi chung cư và gọi đồ ăn mang đến tận phòng. Quá trình cách ly có sự giám sát của chính quyền, bảo vệ thông qua các camera đặt ở hành lang.
Từ đầu tháng 2, ông Hà Kim Thành có thêm một nhiệm vụ mới là kiểm tra thân nhiệt khách ra vào toà nhà, nhắc nhở họ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Việc này được thực hiện nghiêm ngặt hơn gần đây. Trong ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, người bảo vệ già tiếp xúc với hơn trăm lượt khách, một nửa là cư dân ngoại quốc. Thông qua cuốn sổ ghi chép, ông nắm rõ họ tên, chứng minh nhân dân, ngày giờ ra, vào, nơi đến và mục đích đến của họ.
"Thân nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là mức cân nhắc, sẽ lưu lại sổ. Cao hơn 37,5 độ C là mức cảnh báo, hạn chế vào. Còn dưới 37 độ C được vào thăm người thân, dạy học, sử dụng dịch vụ bình thường", ông Thành nhắc lại thông tin được tập huấn.
Bốn ngày trước, một lái xe taxi cần lên phòng ở của khách để trợ giúp chuyển đồ. Sau hai lần đo thân nhiệt đều ghi nhận 37,6 độ C, ông Thành kiên quyết từ chối cho vào toà nhà. Vị khách lưu trú trong chung cư phải tự mình xách đồ xuống sảnh. Người bảo vệ chấp nhận bị phàn nàn vì sự bất tiện, nhưng "quy tắc phòng dịch không có ngoại lệ, phải kiên quyết để ngăn ngừa cho cộng đồng".
Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh:
Ngọc Thành.
Thấy thanh niên ngoại quốc bước vào sảnh của tòa dịch vụ biên dịch nhà, ông Thành vội giơ tay ra dấu đo thân nhiệt, chỉ dẫn lấy nước sát khuẩn tay và bấm thang máy lên tầng 18. Khi bước ra hành lang, bắt gặp hai phụ nữ trong bộ đồ bảo hộ lao động đang dùng bình xịt phun khử trùng toàn bộ khu vực lối đi và tường nhà. Người thanh niên cúi đầu chào, giơ tay làm dấu "like". Cư dân tòa nhà, nhiều tuần nay đã quen với hình ảnh này.
Ông Thành không phải là người duy nhất của chung cư có thêm nhiệm vụ mới. Tổ vệ sinh 16 nhân viên chia làm hai ca sáng, chiều cũng được tập huấn phun dung dịch khử trùng cho toàn bộ hành lang và tường, thang máy của ba tòa nhà, mỗi tuần hai lần.
Hiện toà nhà chưa phát hiện cư dân Hàn Quốc nào đến từ vùng dịch và phải cách ly. Nhưng thi thoảng, ông Khánh vẫn nhận được điện thoại của người Việt Nam thông báo "chồng hàng xóm là người Hàn Quốc mới đi xa về". Kiểm tra thông tin, ông hồi đáp rằng trường hợp đó sang Việt Nam từ ngày mùng 4 Tết (28/1) khi Hàn Quốc chưa bùng phát dịch, qua 14 ngày sức khỏe vẫn bình thường và dặn dò cư dân "hãy yên tâm".
"Người Hàn Quốc ở đây đa số cư trú lâu dài, ít khách vãng lai. Họ hợp tác chứ không có phản ứng gay gắt", ông Khánh nói và cho hay việc kiểm soát thông tin của khách nước ngoài đơn giản bởi họ có hộ chiếu và khai báo nhập cảnh.
Ông mong dịch bệnh qua mau để khách lại lấp đầy các căn hộ trống. Với giá thuê khoảng 1.500 USD/tháng, lượng khách Hàn Quốc có thể chiếm gần trăm căn hộ trong tòa nhà thời điểm không có dịch.
Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh:
Ngọc Thành.
Cầu Giấy có hơn 5.800 người ngoại quốc đang lưu trú và 50% trong số đó đến từ Hàn Quốc.
Trung Hòa là phường tập trung nhiều cư dân Hàn Quốc nhất quận Cầu Giấy, với gần 1.900 người. Công dân thuộc các nước đã ghi nhận dịch Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italy... khoảng hơn 500 người.
Với quy mô hơn 53.000 dân sinh sống trên 51 tổ dân phố, trách nhiệm tham gia kiểm soát dịch bệnh khiến điện thoại của ông Nguyễn Hải, Phó chủ tịch phường Trung Hòa những ngày này không khi nào tắt.
Ông Hải phải luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận điện thoại, để cùng nhân viên y tế xuống nhà dân khi có phản ánh về những tình huống bất thường. Trong tuần, lực lượng y tế, công an và cán bộ ủy ban chia thành các tổ đi rà soát tình hình người nước ngoài cư trú, tinh thần là "không bỏ sót một thông tin nào". Hiện phường ghi nhận 53 người thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ tại nhà do nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc từng đi qua Hàn Quốc.
Hơn 21h, trên "phố Hàn Quốc" ở khu đô thị Mễ Trì chỉ có vài thanh niên đi chơi đêm về với chiếc khẩu trang che kín mặt. Trong quán của Kim, khách ngồi kín 6 bàn tầng một và bỏ trống tầng hai. Người vợ bê đồ ăn, trong khi ông Kim đứng quầy tính tiền. Quản lý người Việt ở trong bếp nướng thịt. Cửa hàng 25 nhân viên phục vụ cắt giảm chỉ còn 10 người, chia hai ca làm việc. Từ đầu tháng hai, anh chàng quản lý đã phải đăng tin lên vài hội nhóm để hút thêm khách Việt. Ngày hôm qua (28/2), cửa hàng chỉ đón một bàn khách duy nhất, dù mở cửa từ 11h đến 22h đêm.
Dù doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song Kim dự định vẫn sẽ ở lại Việt Nam duy trì cửa hàng và tránh dịch. Ông không có ý định trở về Hàn Quốc trong thời gian này. "Tôi thấy an toàn khi ở đây", ông không biết người khác nghĩ thế nào, riêng ông cảm nhận cuộc sống vẫn trôi qua bình thường.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật và hơn 2.000 người Trung Quốc sinh sống. Người nước ngoài thường lưu trú tại các chung cư cao cấp, tập trung nhiều nhất ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.
Tính đến 28/2, thành phố tiếp nhận hơn 2.700 người từ Hàn Quốc về sân bay Nội Bài. Hiện còn 2.023 người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong 14 ngày đang ở cộng đồng. Trong đó đi từ thành phố Daegu là 33 (21 người Việt và 11 người Hàn), từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt và 8 người Hàn).
Thông
tin
từ
Công an tỉnh Bắc Ninh
cho biết, ngày 28/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Tiên Du đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Thịnh (26 tuổi, trú xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "trộm cắp tài sản".
Theo điều tra ban đầu, anh Nguyễn Mạnh Tùng (43 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có căn
biệt thự
nhà vườn ở thôn Núi Móng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Do tính chất công việc nên gia đình anh Tùng cư trú tại Hà Nội, căn biệt thự không có người ở trong thời gian dài.
Quan sát và nắm được quy luật sinh hoạt của nhà anh Tùng, Nguyễn Văn Thịnh đã đột nhập, trộm cắp đồ nội thất trong căn biệt thự.
Khoảng 1h ngày 18/2, Thịnh đập vỡ cửa ô thoáng nhà vệ sinh tầng 1 ngôi biệt thự nhà anh Tùng để đột nhập vào trong. Tại đây, gã
thanh niên
dùng điện thoại chụp lại toàn bộ đồ nội thất trong nhà rồi rao bán trên mạng.
Số nội thất bị thu giữ.
Để tiện cho việc vận chuyển đồ đi tiêu thụ, Thịnh giả vờ mình chính là chủ nhà, đối tượng dùng kìm cộng lực cắt khóa cửa từ bên trong và thay bằng ổ khóa mình mang theo.
Sau khi thỏa thuận được giá cả qua mạng, gã thanh niên cho bên thu mua địa chỉ ngôi biệt thự.
Sáng hôm sau, Thịnh mở cổng cho bên thu mua tháo dỡ, vận chuyển toàn bộ đồ nội thất lên 3 xe ô tô tải chở về Hà Nam tiêu thụ thì bị người dân và lực lượng công an phát hiện, bắt quả tang.
Hiện số toàn bộ tang vật trong vụ án đã bị thu hồi, trao trả cho gia đình bị hại.
Với thủ đoạn tương tự như trên, trong tháng 1/2020, Nguyễn Văn Thịnh còn gây ra 2 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thôn Đồng Xép, phiên dịch xã Hoàn Sơn.
Bản thân Thịnh là đối tượng không nghề nghiệp, thường xuyên đi lang thang.
Tối ngày 29/2, trang tin Southfront xuất bản phiên dịch bài phân tích "Turkish Sultan-in-chief goes wild, threatens Putin, claims thousands of Syrian troops we killed" (tạm dịch: "Sultan
Thổ
" mất bình tĩnh, đe dọa (Tổng thống
Nga
) Putin, tuyên bố giết hại hàng nghìn lính
Syria
).
Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn khách quan, đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc xung đột có sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể nổ ra bất kỳ lúc nào khi "Giờ G" - hạn cuối của việc Quân đội Syria rút khỏi Idlib sắp tới, chúng tôi xin lược dịch bài viết.
Khi "Sultan (quốc vương) Thổ" lên tiếng
Vào ngày 29/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra một loạt yêu sách mới và tiếp tục thực hiện các hoạt động quân sự gây căng thẳng tại khu vực chiến sự Idlib, tây bắc Syria.
Cụ thể, ông Erdogan tuyên bố rằng hoạt động quân sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) ở Idlib không phải là một canh bạc và cũng không phải là một nỗ lực để mở rộng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng TAF đã vào khu vực "theo yêu cầu của người dân Syria" (có thể hiểu là để hỗ trợ các tay súng vũ trang sử dụng dân thường làm "lá chắn sống") và TAF sẽ không rời khỏi khu vực trừ phi người dân yêu cầu (đồng nghĩa với sự chiếm đóng lâu dài).
Nguy hiểm hơn, ông Erdogan nhắc lại việc ông đã điện đàm với người đồng cấp Nga Putin rằng lính Nga sẽ phải "cuốn gói" khỏi khu vực TAF đã triển khai các cứ điểm ở Idlib cùng với "chế độ Damascus (chính phủ hợp pháp của Syria) tới người cuối cùng.
Các tay súng phiến quân và khủng bố được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và viện trợ xe bọc thép M113.
Hàng nghìn lính Syria thiệt mạng, hàng chục nghìn người tị nạn "uy hiếp" EU
Mới đây Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng hoạt động quân sự của TAF đã khiến hơn 2.100 lính Quân đội Arab Syria (SAA) thiệt mạng, phá hủy 300 trang thiết bị quân sự và 7 kho hóa chất.
Nếu những con số này là thực tế, thì không rõ các mũi tiến công của SAA ở đông nam Idlib sẽ còn lại những lực lượng nào, trong khi tất cả những thành công của TAF cho tới nay chỉ giới hạn trong việc tái chiếm khu vực thị trấn Saraqib và khiến hàng chục người lính Thổ thiệt mạng.
Bản đồ mặt trận Idlib cho tới cuối ngày 29/2.
Cuối cùng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh vào cuộc khủng hoảng di cư ở Liên minh Châu Âu (EU) và chính thức xác nhận rằng Ankara đang cố tình "tạo điều kiện" cho người tị nạn Syria đến Châu Âu.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một "làn sóng" 18.000 người tị nạn đã tập trung ở biên giới Thổ và EU từ 28/2 và nói thêm rằng con số này có thể lên tới 30.000 trong ngày 29/2.
Ankara đã "lật mặt" rằng họ luôn cố gắng "tống tiền" EU để có được hỗ trợ tài chính và ngoại giao cho các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.
Rõ ràng, nhà cầm quyền ở Ankara có "cách riêng" để giành được thiện cảm và gia tăng tầm ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế.
Cùng với hàng triệu người tị nạn ở nước ngoài, ngay trong lãnh thổ Syria cũng có tới hàng triệu người khác phải di tản khỏi các khu vực giao tranh trong 8 năm nội chiến.
Theo tờ
Yonhap
đưa tin, trong quá trình làm việc để chuyển một bệnh nhân nữ ở độ tuổi 20 đến Trung tâm Y tế Daegu lúc 3h sáng ngày 28/2, giữa cô gái và nhân viên y tế (44 tuổi) đã xảy ra mâu thuẫn. Cô gái này sau đó đã chửi mắng các y tá và nhổ nước bọt vào một nhân viên y tế.
Điều đáng ngại là nữ bệnh nhân đã
làm xét nghiệm ngày 23/2 và được xác nhận dương tính với Covid-19 vào ngày 25 vừa qua
. Ngay sau đó, nhân viên y tế nói trên cũng đã được đưa đi xét nghiệm và cách li. Hành động mất kiểm soát của cô gái đã khiến nhiều người bất bình trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng tại Hàn Quốc, và Daegu cũng được xem là "tâm dịch" của đất nước.
Một quan chức của công đoàn Dalsung, thành phố Daegu cho hay:
"Chúng tôi đang xem xét ý kiến của nhân viên bị bệnh nhân nhổ nước bọt và dự định đưa vụ việc trên ra tòa án vì hành động chống lại nhân viên dịch vụ biên dịch nhà nước trong khi đang thi hành công vụ".
Đến sáng ngày 29/2, Hàn Quốc xác nhận 594 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân trên toàn quốc lên 2.931 trường hợp. Đây được xem là mức tăng lớn nhất tại Hàn Quốc tính tới thời điểm này.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc thông báo, trong số đó có đến h
ơn 90% trường hợp nhiễm mới từ tỉnh Daegu, tâm dịch của Hàn Quốc, và tỉnh kế cận Bắc Gyeongsang.
Ngoài ra, còn có thêm 3 trường hợp thiệt mạng do nhiễm virus SARS-COV-2, nâng tổng số ca tử vong ở Hàn Quốc lên con số 16. Ba trường hợp này là 3 bệnh nhân nữ ở Daegu.
Từ lâu việc đọ sắc thông qua những bức hình tốt nghiệp đã được xem là một trong những phép thử nhằm đánh giá đẳng cấp nhan sắc của dàn sao Hàn đình đám. Bởi thời đó ai cũng ngố ngô quê quê, các đường nét trên khuôn mặt hầu như đều nguyên vẹn nhất. Không trang điểm, không diện quần áo lộng lẫy, chắc hẳn những kiểu ảnh ngố tàu xa xưa sẽ trở thành tấm ảnh quý không chỉ với bản thân ngôi sao mà còn với cả fandom.
Mới đây, dân mạng được dịp phát cuồng trước hình ảnh tốt nghiệp cấp 3 của
Kang Ha Neul
.
Gương mặt điển trai cùng đôi mắt sáng khiến anh chàng được nhiều người nhận xét giống y chang "hoàng từ bước ra từ truyện tranh". Không ngạc nhiên khi Kang Ha Neul luôn nằm trong top các mỹ nam được yêu thích nhất điện ảnh Hàn.
Ảnh tốt nghiệp điển trai đúng kiểu hot boy "thanh xuân vườn trường" của nam diễn viên.
Vẻ thư sinh, điển trai của Kang Ha Neul khiến bao nữ sinh cùng khóa phải xao xuyến.
Thời đi học, Kang Ha Neul từng nặng đến 100 kg và mắc triệu chứng sợ xã hội. Đó cũng là thời điểm, nam diễn viên là nạn nhân của bạo lực học đường vì ngoại hình không đẹp mắt.
Điển hình là lúc anh chuẩn bị dùng bữa trưa thì bất ngờ nhìn thấy mẩu giấy với dòng chữ gây tổn thương: "
Tao đã ăn bữa trưa của mày, nếu không thì mày sẽ mập lên nữa
". Sau đó nam diễn viên đã vô cùng đau khổ và lao ngay vào tập luyện để mong có được thân hình thon gọn như bao người.
Ít ai biết rằng anh chàng Kang Ha Neul từng bị bắt nạt thời đi học vì ngoại hình quá khổ.
Kang Ha Neul ngày càng khiến "mọt phim" Hàn mê mệt bởi tài năng diễn xuất và gu chọn phim nào nổi phim đấy. Từ núp dưới cái bóng của Lee Min Ho trong bộ phim The Heir, anh chàng vươn lên trở thành "trai quê quốc dân" với bảo chứng miễn nhiễm scandal đời tư. Kang Ha Neul còn chứng dịch vụ biên dịch minh anh là một nghệ sĩ đa tài khi tham gia thể hiện một số bản nhạc phim. Với bộ phim bom tấn "When the Camellia Blooms" gây sốt xứ Hàn năm ngoái, người hâm mộ đang rất mong đợi những dự án tiếp theo của nam diễn viên.
"Trai quê quốc dân" của điện ảnh Hàn.
Ít ai biết rằng anh chàng từng là nạn nhân của bạo lực học đường và mắc chứng sợ xã hội.
Hiện tại, Kang Ha Neul là bảo chứng rating cho các tác phẩm điện ảnh anh chàng góp mặt.
Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng'
Cầu thủ người Nhật Bản Kazu Miura, vừa sang tuổi 53 hôm 26/2, nói về đam về và khát khao chơi bóng khi trả lời phỏng vấn tờ L'Équipe.
Năm 2020, "Vua Kazu" – như cách người Nhật Bản vẫn thường gọi ông, sẽ phá vỡ kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất từng thi đấu chuyên nghiệp ở J-League và bóng đá thế giới... của chính ông. Ông chính là người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của nhân vật Tsubasa (hay Olivier Atton trong những phiên bản phương Tây) và đang trải qua mùa giải thứ 35 trong sự nghiệp.
Kazuyoshi Miura sinh ngày 26/2/1967. Ông rời Nhật Bản năm 15 tuổi và đến một ngôi trường bóng đá ở Sao Paulo. Ở miền đất của vũ điệu Samba, người đàn ông ấy chơi gần 100 trận chuyên nghiệp trong những màu áo khác nhau (Palmeiras, Jau, Coritiba và Santos). Ngay từ năm 20 tuổi, Kazu Miura đã là một huyền thoại ở Nhật Bản. Cha đẻ của bộ truyện tranh "Captain Tsubasa" được truyền cảm hứng một phần từ chính hình tượng Kazu Miura để sáng tác nên nhân vật Tsubasa, một tài năng bóng đá cũng từng đến với Brazil. Câu chuyện ấy về sau trở thành ấn phẩm thành công trên bình diện toàn cầu.
Hơn 3 thập kỷ sau, chúng tôi gặp Kazu tại Guam thuộc Mỹ - một hòn đảo quen thuộc và nổi tiếng với các du khách Nhật Bản, cách Tokyo khoảng ba giờ bay, khi ông đang chuẩn bị trước mùa giải. Hai tuần chuẩn bị miệt mài vào tháng 12 và thêm hai tuần nữa vào cuối tháng 1, "Tsubasa" đã sẵn sàng cho một chương mới trong sự nghiệp, mùa giải chuyên nghiệp thứ 35.
Vào tháng 1/2020, ông một lần nữa ký hợp đồng thêm một năm với CLB Yokohama FC. Từng là cầu thủ trẻ đầu tiên trở về quê nhà trong tư cách của một siêu sao vào thập niên 1990, Kazu Miura đã chơi 89 trận cho đội tuyển Nhật Bản và ghi 55 bàn. Số phận đưa ông đến Italy, Croatia và Australia, để rồi giờ đây ngay tại quê hương, Kazu Miura trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất thế giới vẫn còn thi đấu.
Ở CLB Yokohama còn có một cầu thủ lớn tuổi khác, Daisuke Matsui, cựu cầu thủ của Le Mans và Saint-Etienne. Ở tuổi 38, Matsui mang tới ánh mắt của một "cầu thủ trẻ" khi nhìn vào thần tượng của mình: "Tôi lại phải cảm ơn anh ấy. Tôi bắt đầu chơi với Kazu năm 19 tuổi, anh ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi cũng đến Guam cùng anh ấy, rồi chứng kiến cách Kazu tập luyện và tôi thực sự bị sốc. Anh ấy vẫn tràn trề một niềm say mê thuần khiết với bóng đá. Anh ấy không khác gì một đứa trẻ...". Và đây là ước mơ của Matsui: "Tôi muốn tặng cho anh ấy một quả penalty để Kazu bước đến và ghi bàn".
Tháng 3/2017, ở tuổi 50, Kazu trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử bóng đá thế giới. Thế còn ở mùa giải này? "Tôi biết mình có thể vẫn tiếp tục ghi bàn", Kazu - người hầu như không bao giờ chấp nhận một cuộc phỏng vấn nào - bảo thế. Phải mất đến hơn một năm để tờ L'Équipe (Pháp)có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn này với Kazu Miura.
Những khoảnh khắc ấn tượng của King Muira
- Kazu, hãy bắt đầu với một câu hỏi hiển nhiên nhất dành cho ông lúc này: Khi nào ông sẽ treo giày?
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi nghĩ là tôi sẽ không bao giờ mất đi đam mê bóng đá, thế nên, cơ thể tôi sẽ quyết định. Khi nào tôi kiệt sức, khi nào tôi không còn có thể tập luyện nổi nữa, tôi sẽ treo giày. Ai nấy cũng hỏi tại sao năm nay tôi vẫn chơi bóng, tôi hiểu suy nghĩ của họ chứ, nhưng bản thân tôi thì không bao giờ hỏi mình câu đó cả.
- Trong mùa 2018, ông chỉ chơi 10 trận, và ba trận ở mùa 2019. Ông cũng 53 tuổi rồi, đâu còn thi đấu dễ dàng gì phải không?
- Đúng vậy. Tôi vẫn còn có thể chơi bóng, vì tôi đầu tư công sức cho khâu chuẩn bị và còn vì tôi không gặp phải chấn thương nào nghiêm trọng cả. Tôi biết rõ mình cần phải chuẩn bị ra sao để tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, được vào sân hay không thì còn tuỳ vào lựa chọn của HLV. Dù là một cầu thủ kỳ cựu hay một cầu thủ mới 18 tuổi, tất cả đều phải nghe theo quyết định của HLV.
- Ông có khi nào đặt câu hỏi với HLV về tuổi tác của bản thân?
- Không bao giờ. Tôi biết mình là người lớn tuổi nhất, do đó tôi phải giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Mọi người sẽ nhìn vào tôi như một tấm gương. Nhưng thường cứ sau một trận đấu mà tôi không được vào sân, tôi sẽ tự đi tập riêng để giữ bình tĩnh.
- Thường thì những cầu thủ bóng đá sẽ giải nghệ khi họ không còn đủ sức để tập luyện nữa. Ông thì sao?
- Vì tôi đặc biệt mà (cười to). Tôi hiểu rõ thời gian đẹp nhất đời cầu thủ của tôi đã trôi qua, và cũng tôi đã chạm đến cái giới hạn của thể trạng. Nhưng tôi luôn cố gắng cải thiện một chút và một chút nữa. Nói cách khác, đầu óc tôi không có giới hạn.
- Thậm chí ở tuổi 53?
- Bóng đá là môn thể thao tập thể, anh có thể làm được rất nhiều thứ ngay cả khi không còn tốc độ và sức mạnh của tuổi trẻ. Một cặp tiền đạo 51 tuổi và 17 tuổi có khi còn hay hơn một cặp 25 tuổi.
- Một cầu thủ trên 50 tuổi thường gặp những vấn đề nào?
- Đơn giản là cầu thủ ấy có nhiều thứ để lo hơn cho sức khoẻ của bản thân. Ví dụ, một người bình thường ở tuổi 50 tuổi sẽ phải chăm sóc sức khoẻ kỹ hơn, không được phép ăn quá nhiều. Nhưng cá nhân tôi thì phải ăn đủ chất để bù đắp cho phần cân nặng mất đi trong khâu tập luyện, nếu không, làm sao tôi có thể chạy được. Chưa kể ở độ tuổi này, tung ra một cú sút thôi cũng đã là khó khăn hơn rất nhiều.
- Mọi người dường như đều tôn sùng ông, họ gọi ông là "Vua Kazu". Ông cảm thấy như thế nào về việc đó?
- Khi ra đường, tôi thường được gọi là "Vua Kazu". Tôi vẫn hay cảm thấy ngại nếu có ai đó gọi mình như thế. Thật sự đấy! Vì trong mắt tôi, bóng đá chỉ có một vị vua duy nhất thôi, đó là "Vua Pele". Nhưng tôi xem đó là cách mà mọi người muốn dành sự tôn trọng cho mình sau những gì tôi làm 30 năm qua. Dù gì, tôi cũng từng là ngôi sao lớn nhất bóng đá Nhật Bản, trong những năm 1990.
- Thi đấu cho nền bóng đá nước nhà, đó có phải là một trọng trách của ông?
- Trở thành một thần tượng đâu có nghĩa là tất cả với tôi. Tôi vẫn thích mọi người xem tôi là một tấm gương hơn - một tấm gương trên sân lẫn ngoài đời. Năm tôi 25 tuổi, tôi cảm thấy cứ như thể mình là trung tâm của thế giới. Nhưng rồi từ tuổi 30 trở đi, tôi biết rõ nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác, tôi sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong bóng đá. Nếu muốn chơi bóng đến năm 52 tuổi, tôi phải hiểu mình chỉ là một thành viên của một tập thể. Tôi cần phải khiêm tốn.
- Ông từng trở thành một tượng đài ở Nhật Bản vì ông thi đấu ở Brazil. Đó có phải là một hành trình tuyệt vời?
- Ngày còn bé, tôi đã luôn mơ đến một ngày được chơi bóng ở Brazil, được rê dắt bóng như Pele. Cha tôi từng là thành viên trong phái đoàn của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản ở World Cup Mexico 1970, ông thực hiện những thước phim với chiếc camera Super 8. Hồi đó tôi mới ba tuổi, nhưng đã được xem những hình ảnh về Brazil của Pele. Những hình ảnh đó khắc ghi vào trí nhớ tôi. Bác tôi lại là một thầy dạy bóng đá, ông dạy tôi cách rê dắt bóng, các động tác kỹ thuật, cũng như kể cho tôi nghe về Pele. Tôi ấp ủ mong ước được khám phá tất cả.
Miura thời khoác áo Genoa.
- Vậy năm 15 tuổi thì ông đã đến đâu ở Brazil?
- Tôi đến đội trẻ của CLB Atletico Juventus ở bang Sao Paulo và ở một nhà trọ chuyên dành cho các cầu thủ trẻ mới lập nghiệp. Ban đầu tôi không nói được ngôn ngữ của họ, vì thế quá trình hoà nhập diễn ra rất khó khăn. Trong mắt người Brazil khi ấy, tôi chỉ là một cậu trai giàu có người Nhật, một khách du lịch muốn học về bóng đá. Họ không xem tôi là một cầu thủ nghiêm túc.
- Thế còn các HLV, họ nghĩ sao?
- Họ không nói gì, nhưng họ cũng không dạy tôi nghiêm túc. Họ chỉ xem tôi như một vị khách và không bao giờ cho tôi cơ hội để thi đấu, ngay cả trong một trận đấu tập. Tôi cảm thấy rất thất vọng. Tôi không có cơ hội để thể hiện mình. Đó là kiểu thái độ điển hình của người Nhật. Tôi mới 16 tuổi, tôi trẻ nhất đội ngày đó, tôi cũng nhỏ con nhất đội, và tôi nhanh chóng nản chí.
- Vậy mà ông vẫn có những bước tiến?
- Tôi có kỹ năng nhưng thiếu sự tin tưởng. Tôi bắt đầu được thi đấu cho một đội bóng là tập hợp những người nhập cư Nhật Bản, ở giải vô địch dành cho các doanh nghiệp. Chúng tôi thi đấu với các đội bóng của những công nhân nhà máy và nhân viên hành chính thành phố. Họ toàn là người lớn cả, và đội chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống ở đó cũng không dễ dàng gì. Toilet thì không có cửa, không có vòi tắm nước nóng vào mùa đông, mùa hè phải tập luyện dưới cái nóng 40 độ C, và cả những chuyến đi xe buýt kéo dài 24 giờ,... Tất cả chúng đã dạy cho tôi tính kiên trì và nỗ lực. Tôi đã chiến thắng được trận chiến tinh thần ấy.
- Ông có nhớ gì về lần đầu gặp Pele?
- Tất nhiên nhớ chứ! Khi đó tôi ở Santos, CLB của Pele (Kazu đến Santos năm 1986, lúc 19 tuổi và thêm một giai đoạn nữa vào năm 1990). Chỉ khoác lên người chiếc áo đấu đó thôi cũng đã là một niềm vinh dự lớn lao. Thế rồi một ngày nọ, khi tôi đang cùng tập luyện ở đội trẻ, Pele bước vào phòng thay đồ. Ông đến để chụp ảnh cho CLB. Pele nhìn thấy tôi, tiến lại gần và nói: "Cậu có biết Kamamoto không? Anh ta là một tiền đạo to lớn?" Tôi quá phấn khích khi Pele nói tốt về một cầu thủ Nhật Bản. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy.
- Ông cũng từng chơi bóng ở châu Âu, đã đến Zagreb, Croatia vào cuối sự nghiệp. Nhưng chúng tôi còn nhớ cả hành trình của ông đến với Genoa, ở Serie A mùa 1994-1995. Có phải ông cũng mơ ước được chơi bóng tại Italy?
- Thời tôi còn ở Brazil, mỗi tuần luôn có một trận Serie A được chiếu trên truyền hình. Tất cả ngôi sao Brazil đều đến đó. Zico, Socrates, Falcao, Careca, Alemao, Dunga,... Và vì thế, tôi cũng mơ ước được đến Italy. Nhưng ngay trận đầu tiên gặp AC Milan, tôi đã chấn thương. Tôi bị gãy xương mũi sau một pha bóng với Franco Baresi và phải ngồi ngoài hai tháng. Cuối cùng, tôi được chơi 21 trong 34 trận của mùa giải. Tuy là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên chơi bóng ở Italy, tôi luôn có cảm giác mình đã thất bại vì chỉ ghi được một bàn. Dẫu sao thì đó cũng là bàn thắng vào lưới Sampdoria trong một trận derby, và nó giúp tôi để lại được dấu ấn. Một vài năm trước, khi tôi quá cảnh ở sân bay của thành phố Naples, tôi tìm thấy một mảnh giấy kèm theo lời nhắn trên vali của mình từ một nhân viên sân bay: "Cảm ơn ông vì bàn thắng vào lưới Sampdoria." Tin nổi không?! Thời điểm đó là 20 năm sau khi tôi rời Genoa.
- Thế ông có những liên hệ nào với bóng đá Pháp không?
- Cầu thủ người Pháp khiến tôi ấn tượng nhất là Jean-Pierre Papin. Tôi từng được mời tham gia vào một vài buổi tập của AC Milan và tôi thật sự bị hút hồn bởi kỹ thuật của ông ấy. Papin ở một đẳng cấp khác phần còn lại. Sau này, Papin từng mời tôi đến trận đấu kỷ niệm sinh nhật tuổi 50 của ông ấy ở Marseille, vào ngày 30/5/1999. Tôi góp mặt vào đội ‘Những người bạn của Papin’, cùng với Zidane, Cantona, và được chỉ đạo bởi HLV Aime Jacquet. Tôi rất tự hào vì vinh dự đó.
- Trong màu áo tuyển Nhật Bản, ông cũng từng đối đầu tuyển Pháp.
- Phải, vào năm 1994, chúng tôi thua 1-4 ở Tokyo. Pháp khi ấy là một tập thể khá đẹp. Papin, Cantona, Ginola, Deschamps, Desailly, Blanc. Tôi cũng rất thích Djorkaeff. Tôi bất ngờ khi họ không có vé tham dự World Cup 1994 ở Mỹ. Trong lễ bốc thăm World Cup ở Nga, tôi được mời tham dự với tư cách là một huyền thoại của FIFA cùng với Pele, Maradona, Ronaldinho, Blanc, Desailly, Drogba. Marcel Desailly chúc mừng tôi vì tôi vẫn còn chơi bóng. Tôi có gặp Laurent Blanc ở phòng gym của khách sạn, ông ấy vô cùng bất ngờ khi thấy tôi tập nặng. Chúng tôi cùng nhau kể lại trận đấu nổi tiếng giữa Nhật Bản và Pháp năm 1994. Ông ấy không thể tin rằng sau ngần ấy năm trôi qua, tôi vẫn còn là cầu thủ chuyên nghiệp.
- Tuyển Nhật Bản của ông cũng từng dừng bước ở vòng loại World Cup 1994, như tuyển Pháp ở trận gặp Bulgaria - sau khi Iraq ghi bàn thắng ở phút bù giờ, gỡ hòa. Rồi kỳ World Cup 1998, ông không được gọi vào đội hình. Làm sao ông có thể nuốt trôi được việc chưa bao giờ tham dự World Cup?
- Năm 1994, đó thật sự là một bi kịch quốc gia. Còn năm 1998, đó là sự lựa chọn của HLV Takeshi Okada. Tôi là chân sút tốt nhất ở giai đoạn play-off. Tuy không oán giận Okada, chuyện đó vẫn là một cú sốc tinh thần, vì năm ấy là lần đầu tiên Nhật Bản dự World Cup. Khi đó, tôi cảm thấy mâu thuẫn. Có lúc tôi còn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được nhìn nhận là một cầu thủ chuyên nghiệp nếu không một lần chơi ở World Cup. Tôi cảm thấy mình không có giá trị gì cả. Đó vẫn là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi muốn kết thúc sự nghiệp chơi bóng.
Miura xem việc không được dự World Cup là một trong những niềm đau lớn nhất dịch vụ biên dịch sự nghiệp. Ảnh: Reuters.
- Vậy điều gì hồi sinh lại con người ông?
- Vì cuộc gặp với Philippe Troussier. Cuối năm 1999, hợp đồng của tôi với CLB Tokyo không được ký tiếp, tôi chẳng còn gì cả. Thế rồi, Troussier, người vừa được bổ nhiệm làm HLV trưởng tuyển Nhật Bản khi đó, gọi tôi trở lại đội tuyển. Ông ấy bấy giờ đang xây dựng một tập thể mới để chuẩn bị cho kỳ World Cup 2002 ở Nhật Bản, với những cầu thủ trẻ. Ông ấy cần hai hay ba lão tướng được nể trọng trong đội hình để làm gương cho các cầu thủ trẻ.
- Vậy là Troussier đã khiến ông bị ấn tượng mạnh?
- Lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện là lúc đang tắm Onsen dưới chân núi Phú Sỹ, trong một đợt tập huấn. Tôi không nói tiếng Anh giỏi lắm, ông ấy cũng vậy, nhưng chúng tôi vẫn hiểu ý nhau. Tôi cảm thấy mình được tôn trọng và với tôi, được tôn trọng là thứ quan trọng với mỗi con người, nó mang đến sức mạnh tinh thần và là một triết lý sống. Trong mắt Troussier, một cầu thủ mà không thể nói chuyện được trước tập thể thì không tài nào thể hiện được mình trên sân cả. Vạn vật đều có liên hệ với nhau. Từ đó, một chương mới mở ra trong sự nghiệp của tôi. Điều đó thôi thúc tôi đến với Croatia, để hồi sinh lại bản thân. Tôi biết rằng mình vẫn còn yêu bóng đá lắm, tình yêu bóng đá vẫn mãi sống trong con người tôi, ngay cả khi những ước mơ không thể thành hiện thực.
- Vậy còn nỗi đau World Cup 1998, nó coi như đã đóng lại?
- Không, không bao giờ. Nhưng chúng ta cần phải lật cuộc đời sang một trang mới, phải tiếp tục chơi bóng. Thậm chí, tôi cảm thấy mình ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn, cả trên sân bóng lẫn ngoài đời. Nhưng như tôi nói rồi, đó vẫn là một vết thương lòng. Mỗi lần xem Nhật Bản thi đấu ở World Cup, như năm 2018 ở Nga, tôi lại càng cảm thấy nhói đau.
- Phần nào đó, ông là nguồn cảm hứng cho nhân vật Olivier Atton trong "Đội trưởng Tsubasa". Tác giả Yoichi Takahashi từng nói thế này: "Cho dù tôi chủ yếu được truyền cảm hứng bởi Kempes và Maradona, nhưng tôi thật sự muốn nhân vật Olivier Atton phải có nhiều điểm tương đồng với Kazu Miura. Vì ông ấy chính là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản đầu tiên thi đấu ở Brazil". Ông cảm thấy sao khi mình là nguồn cảm hứng cho một nhân vật huyền thoại như thế?
- Tôi thật sự rất tự hào, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ đọc bộ truyện manga nổi tiếng đó cả, cũng như chưa bao giờ xem tập phim nào trên truyền hình. Khi bộ truyện được xuất bản, tôi vẫn còn đang ở Brazil. Thực tế thì mọi người rất hay nói về tác phẩm đó, nhưng tôi không cảm thấy mình giống với nhân vật Atton nổi tiếng kia. Nhưng OK, tôi hứa, tôi sẽ đọc. Mà tôi cũng biết là ở nước các anh, truyện manga Nhật Bản nổi tiếng lắm.
Miura là hình mẫu ngoài đời thực, là cảm hứng để tác giả Yoichi Takahashi sáng tác nên bộ truyện tranh "Đội trưởng Tsubasa".
- Trong số cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới, không tính đến Pele – vốn là người ông tôn thờ - thì còn ai thật sự truyền cảm hứng cho ông không? Cruyff hay Maradona chẳng hạn?
- Khó nhỉ... Nếu phải chọn thì chắc tôi sẽ chọn Maradona, vì tôi thích cái tính ngông cuồng của ông ấy. Tôi thích phong thái của Maradona, ông ấy nói ra những gì mình thích trước bất kỳ ai. Cruyff thì lại thanh tao, nhã nhặn và đạo mạo. Maradona thì còn là hình ảnh biểu trưng của sự phản kháng trước chủ nghĩa bảo thủ, cá tính hiện đại, chống lại những trật tự vốn có của xã hội.
- Vậy còn Michel Platini?
- Ông ấy hả?! Trông hơi giống như một tay mafia, đúng không nhỉ? Gương mặt ông ấy hơi giống với một gangster. Tính tình ông ấy có lạnh lùng không? Mà kiểu người như vậy phổ biến ở Pháp lắm hả?
- Ở Pháp, Platini và Zidane là những người được nể trọng, họ là những huyền thoại bóng đá. Ngay cả sau khi Zidane húc đầu vào người Materazzi ở chung kết World Cup 2006.
- Cũng hợp lý khi họ được yêu mến. Họ đều từng là những cầu thủ kiệt xuất. Thứ bóng đá của Zidane là siêu lịch lãm, như nghệ thuật vậy và giống với Maradona. Nhưng một huyền thoại khép lại sự nghiệp của mình theo cách đó thì đúng là độc nhất vô nhị!
- Thế ông nhận xét thế nào về Kylian Mbappe? Cậu ấy thậm chí còn đang được so sánh với Pele ở Pháp đấy.
- Cậu ấy rất có tướng tá và lại còn rất trẻ nữa. Nhưng so với Pele thì... Ngày nay, gần như là không thể để một cầu thủ nào đó viết nên sự nghiệp như Pele. Vô địch World Cup tận ba lần, tôi không biết liệu còn có ai làm được không nữa.
- Vậy Neymar?
- Tôi thất vọng với cậu ấy lắm. Cậu ấy chỉ cố bị phạm lỗi hơn là cố chơi bóng.
- Thôi quay trở lại về ông. Ông hình dung thế nào vào ngày mình giải nghệ?
- Có lẽ là tôi sẽ không tuyên bố giải nghệ. Tôi muốn cứ thế kết thúc một buổi tập, chạy trên sân, tự mình cảm nhận rằng: Thế là hết. Tôi không tưởng tượng ra nổi cảnh mình nói lời giã biệt trước 50.000 người ở một SVĐ, dù tôi biết người hâm mộ sẽ muốn nói điều gì đó với tôi.
Miura đang cùng Yokohama FC chuẩn bị cho mùa giải 2020.
- Vậy khi nào ông sẽ làm điều đó?
- Tôi không nghĩ về điểm dừng. Tôi nói thật! Dù tôi biết thi đấu thêm năm năm nữa sẽ rất khó, có thể là hai hay ba năm... Nhưng tôi không nghĩ về ngày đó. Tôi chưa có ý định giải nghệ. Trở thành một HLV, một vị chủ tịch CLB, một giám đốc điều hành, hay một chuyên gia bình luận trên truyền hình... tất cả chẳng thú vị gì với tôi. Tôi chỉ muốn là một "jogador" (Kazu nói bằng tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là "cầu thủ"). Trong tiếng Pháp, "jogador" nói sao nhỉ?
- Joueur.
- OK. Tôi muốn là một "joueur" (Kazu nói bằng tiếng Pháp, nghĩa là "cầu thủ"). Đó là ước muốn duy nhất của tôi. Nếu có thể thì đến khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi. Khi tôi chết, tôi không muốn người ta thông báo rằng "cựu cầu thủ Kazu Miura đã qua đời", mà tôi muốn họ nói rằng "cầu thủ Kazu Miura đã qua đời".